Cấp cứu hồi sức và chống độc
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VLTL – PHCN GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY KIỂU POUTEAU – COLLES

VLTL – PHCN GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY KIỂU POUTEAU – COLLES

I. DẤU HIỆU LÂM SÀNG :

- Phù nề bàn tay, ngón tay.

- Hạn chế tầm vận động khớp khuỷu, cổ, bàn ngón tay.

- Hạn chế chức năng vận động khớp khuỷu, cổ bàn ngón tay.

- Cử động thường đau ở khớp khuỷu, cổ, bàn ngón tay.

II. ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG :

1.Thuốc: Giảm đau, kháng viêm, vitamin.

2.PHCN:

2.1. Giai đoạn bất động:

- Tư thế tri liệu: Treo tay cao trong tuần lễ đầu và tuần thứ hai để chống phù nề bàn tay.

- Vận động:

+ Sau khi bột khô, cần tập vận động ngay, lúc đầu có thể tập khớp vai, khớp khuỷu trên cơ sở thực hiện vận động các cử động mẫu như khớp vai, khớp khuỷu.

+ Tập co cơ tỉnh phần bị bất động.

 

2.2. Giai đoạn sau bất động:

- Nhiệt trị liệu, hồng ngoại.

- Sau tháo bột ngâm tay trong nước ấm.

- Vận động: Trong thời gian ngâm chi trong nước ấm, người bệnh cần vận động như nắm xòe bàn tay, gập duỗi cổ tay, quay sắp, ngửa cẳng tay, đối các ngón tay.

- Vận động trợ giúp: Với sự trợ giúp của KTV tới ngưỡng đau của người bệnh nhằm gia tăng tầm vận động của khớp.

- Hoạt động trị liệu: các biện pháp tăng cường chức năng co, duỗi, nắm, xòe.

Tài liệu tham khảo: Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh.


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết