Cấp cứu hồi sức và chống độc
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

I. ĐẠI CƯƠNG

Theo “Triệu Chứng Học Nội Khoa”: Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc gảm vận động nửa mặt của những cơ bản da ở mặt do dây thần kinh VII chi phối. Mặt người bệnh bị kéo lệch gây méomiệng, mắt không nhắm được, nên còn gọi là nhãn oa tà.

II. LÂM SÀNG

Khởi phát: Thường xảy ra sau động tác của yếu tố lạnh (vì thế có tên liệt dây VII do lạnh) như ngồi trong tàu, ô tô mở cửa, gió tạc vào mặt, các triệu chứng thường xảy ra đột ngột.Qua một đêm ngủ dậy thấy cười nói khó, soi gương thấy mặt bị méo, đánh răng súc miệng nước trào ra một bên mép. Thức ăn đọng ở mà bên liệt khi ăn.

Toàn phát: Triệu chứng quan trọng nhất là sự mất cân xứng của hai bên mặt, thể hiện: nửa mặt bên liệt bị mất hoặc mờ các đường nét tự nhiên khi cười, bộ mặt mất sinh động, trở nên tẻ nhạt, đờ đẫn.

III. CHẨN ĐOÁN

1.Phong hàn phạm kinh lạc:

- Mất nếp nhăn trán, mất nếp nhăn má mũi. Ảnh hưởng đến tiếng nói, ăn uống.

- Mặt trở nên trơ cứng. Mặt bị lệch về bên lành

- Mất vị giác

- Kèm theo người gai lạnh, sợ lạnh

- Rêu lưỡi trắng mõng, mạch phù

2.Phong nhiệt phạm kinh lạc:

- Mất nếp nhăn trán, mất nếp má mũi. Ảnh hưởng đến tiếng nói, ăn uống

- Mắt nhắm không kín Charles - Bell ( + )

- Mặt trở nên trơ cứng. Mặt bị lệch về bên lành

- Mất vị giác 2/3 trước lưỡi

- Kèm theo người sốt, sợ gió, sợ nóng

- Rêu lưỡi trắng dầy, mạch phù sác.

II.ĐIỀU TRỊ

A YHHĐ: Giảm đau, vitamin

B. YHCT:

1. Thể phong hàn phạm kinh lạc

1.1. Pháp trị:

- Khu phong tán hàn hoạt lạc

- Hoạt huyết hành khí

1.2. Bài thuốc sử dụng:

- Ké đầu ngựa: 12g

- Tang ký sinh: 12g

- Quế chi: 12g

- Bạch chỉ: 8g

- Kê huyết đằng: 12g

- Ngưu tất: 12g

- Trần bì: 08g

- Hương phụ: 08g

- Uất kim: 08g

Nước 1: Đổ 600ml nước sắc còn 100ml uống lúc 9 giờ lúc ấm

Nước 2: Đổ 500ml nước sắc còn 80ml uống lúc 16 giờ lúc ấm

2. Thể phong nhiệt phạm kinh lạc

2.1. Pháp trị:

- Khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết ( khi có sốt )

- Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc ( khi có sốt )

2.2. Bài thuốc sử dụng:

- Kim ngân hoa: 16g

- Bồ công anh: 16g

- Thổ phục linh: 12g

- Ké đầu ngựa: 12 g

- Xuyên khung: 12 g

- Đảng sâm: 12 g

- Ngưu tất 12 g

Nước 1: Đổ 600ml nước sắc còn 100ml uống lúc 9 giờ lúc ấm

Nước 2: Đổ 500ml nước sắc còn 80ml uống lúc 16 giờ lúc ấm

2.3. Điều trị bằng châm cứu:

* Công thức huyệt gồm:

- Toản trúc, ấn đường

- Thái dương, dương bạch

- Nghinh hương , giáp xa

- Địa thương, giáp xa

- Ế phong, phong trì

- Hợp cốc

* Thời gian châm là 20 phút

2.4. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng:

- Người bệnh nằm ngửa ,đầu kê gối mõng

- Thầy thuốc đứng ở phía đầu người bệnh

- Vuốt từ cằm lên thái dương và từ trán xuống tai

- Xoa với các ngón tay khép kín

- Xoa thành những vòng nhỏ

- Gõ nhẹ nhanh vùng trán và quanh mắt với các ngón tay

* Tập luyện cơ: Người bệnh cố gắng thực hiện các động tác nhắm 2 mắt lại

+ Mỉm cười

 

+ Huýt sáo và thổi

+ Ngậm chặt miệng

+ Cười thấy răng và nhếch môi trên

+ Nhăn trán và nhíu mày

+ Hỉnh 2 cánh mũi

+ Phát âm dùng môi như: P, b, i, u...


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết